Bảy đặc trưng của Trường Đại học ở Nhật Bản

 23:07 01/05/2018        Lượt xem: 462

1. Không nằm ở trung tâm thành phố hoặc khu dân cư đông đúc

Ở Nhật cũng có những trường Đại học nằm ở trong Trung tâm thành phố nhưng rất ít. Đa phần các trường ĐH nằm ở những nơi thuộc vùng ngoại ô hoặc cách biệt với phố phường nhộn nhịp. Thông thường các trường sẽ được "đặt" nằm giữa thiên nhiên. Cái hay của việc đặt trường giữa thiên nhiên là tạo không gian rộng rãi, không khí trong lành và "khoảng lặng" cho các hoạt động học thuật. Tuy nhiên, điều đó có thể đem lại nỗi buồn cho tuổi trẻ khi đêm xuống.

Minh họa: Đại học Tokyo

2. Cổng trường hầu như không đóng

Khi đêm xuống, cổng các Trường ĐH ở Việt Nam thường được khóa lại cẩn thận. Ở Nhật Bản thì khác. Phần lớn các Trường ĐH đều có cổng nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng bởi tường ngăn rất thấp, cổng trường ít khi đóng lại. Buổi tối SV có thể ra vào trường thoải mái nhưng khi vào các toàn nhà hay các phòng nghiên cứu thì cần có thẻ SV.

Minh họa: Đại học Tohoku

3. Sự phổ biến của các phòng nghiên cứu

Thông thường ở Việt Nam, các phòng nghiên cứu ở trường ĐH không mấy phổ biến trừ các ngành đặc thù liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, còn đối với các môn khoa học xã hội thường chỉ có ở phòng tổ bộ môn dùng chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, tại Nhật tồn tại rất phổ biến các phòng nghiên cứu. SV từ năm thứ ba, tư sẽ làm việc tại các lad dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư.

Minh họa: Đại học Kyoto

4. Không có hàng quán quanh trường.
Quanh trường ĐH ở Nhật nếu không phải là nhà dân thì thường là rừng hay sông suối. Chúng ta sẽ không bắt gặp những cảnh SV ngồi "chém gió" hay những quán internet,...

Minh họa: Đại học Nagoya

5. Yên tĩnh về đêm
Sau giờ chiều thường sân trường ĐH sẽ rất vắng lặng và yên tĩnh đến hơi rùng mình. Tuy nhiên chúng ta sẽ vẫn bắt gặp hình ảnh phòng nghiên cứu sáng đèn vì hoạt động học thuật của SV.

Minh họa: Viện Công nghệ Tokyo

6. Hệ thống nhà thi đấu và sân vận động chuyên nghiệp
Tại Việt Nam chuyện này không có gì lạ, nhưng để đánh giá về mức độ chuyên nghiệp thì Nhật Bản vẫn luôn được đánh giá cao.

 Minh họa: Đại học Osaka

7. Khuyến khích sự tự trị của sinh viên
Tại Nhật Bản, không có nhiều những cơ quan tổ chức trong giới sinh viên. Đa phần sẽ tồn tại chủ yếu là hình thức các câu lạc bộ. Thủ lĩnh các CLB là những bạn rất có tiếng nói, hoạt động chủ yếu của họ liên quan nhiều đến học thuật và giải trí. Họ thường xuyên mời các diễn giả đến diễn thuyết các vấn đề mà SV quan tâm.

Minh họa: Đại học Kyushu

 

[Bài viết sử dụng tư liệu của Nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Vương]

:              (4.9/5 : 173377 )
Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây